Làm sao biết được mình có phúc? có nhiều Phúc là người như thế nào? Biểu hiện cho thấy đây là người có nhiều Phúc, được người âm phù trợ, được gia tiên che chở, những phúc đó là gì?
Cổ ngữ có câu: “Quan đức vu nhẫn, quan phúc vu lượng”, tức là muốn biết một người có phúc đức hay không thì phải xem khả năng nhẫn nhịn của người ấy, còn muốn biết một người có phúc khí hay không thì phải xem người ấy có tấm lòng rộng lượng hay không.
Người có nhiều phúc đức độ là người luôn luôn nhẫn nhịn. Ví dụ như, khi thấy những lợi ích ở trước mắt liền có thể kiềm chế lòng tham, hay khi nhìn thấy lợi ích liền nghĩ tới đạo nghĩa, nếu của cải không phù hợp đạo nghĩa thì sẽ không lấy, đây chính là biểu hiện của đức hạnh.
Nếu bạn luôn nghĩ xấu và đi nói xấu, hãm hại, đánh, giết người khác, thì về sau bạn và con cháu của bạn sẽ gặp quả báo tù tội, kiện cáo, bị vu oan giáng họa, bị hãm hại, bị bệnh tật hiểm nghèo,… Tất cả chúng là quả báo để trừng phạt những gì bạn đã gây ra cho những người khác. Do vậy, nên mở lòng vị tha để cho tâm bạn luôn được thanh thản, thân thể của bạn và của người khác được bình an.
Người luôn trọng chữ tín, giữ lời hứa là phúc đức, đã hứa với ai điều gì thì nên thực hiện. Đã nợ cái gì thì nên trả. Đã sai lầm thì nên cúi đầu xin lỗi. Mở lòng nhân từ và bao dung cho tất cả mọi người. Trong cuộc đời này, bạn sống mà Tâm luôn được thanh thản, đó mới là hạnh phúc thực sự.
Biết đủ là phúc đức, giàu có hay đã có thứ mình cần mà tâm luôn đau khổ, lo lắng, sợ mất, sợ bị vạ, hay thở dài vì người khác giàu có hoặc khá giả hơn, thành đạt hơn mình, thì đó không phải là hạnh phúc. Cả cuộc đời bạn sẽ luôn chìm trong đau khổ và vô nghĩa của sự ham muốn. Biết đủ thì tâm luôn được an vui.
Nhân sinh vạn nẻo, kiếp người chìm nổi tựa phù vân, đa phần sống ở đời nếu mười phần thì có đến bảy, tám phần không như ý, giờ phút vui vẻ chẳng được đáng là bao, thời gian như nước chảy qua cầu. Vậy nên, biết sống tùy duyên ấy là phúc, điều đến thì đón nhận, điều đi thì buông bỏ, vạn vật tùy cảnh, vạn sự thì tùy thời, đó cũng chính là cảnh giới của bậc trí giả. Sướng khổ buồn vui ấy đều do quan niệm của mình chi phối, làm người mà có thể coi nhẹ được mất thì ắt không gì có thể khiến cho chúng ta buồn khổ được.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nhận thấy rằng, người có đạo đức tốt đẹp, lương thiện thường gặp được những việc tốt đẹp mà trong tâm họ không ngờ tới. Đôi khi họ còn có thể gặp họa lại hóa thành may mắn, việc xấu hóa thành việc tốt. Đồng thời, cả đời họ còn có nhiều phúc báo, không rơi vào bần cùng và thiếu thốn. Đây chính là bởi vì người “hảo đức” vốn là người có phúc phận.